Những hoạt động cách mạng đầu tiên Mao_Trạch_Đông

Bắc Kinh, chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa Marx: 1917-1919

Mao tới Bắc Kinh, nơi thầy của ông Yang Changji đang dạy học tại Đại học Bắc Kinh. Yang cho rằng Mao đặc biệt thông minh và đẹp trai, tìm được một công việc cho ông với tư cách là phụ tá của thủ thư trường đại học Li Dazhao, người sẽ sớm trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Li là tác giả của một loạt bài báo đăng trên báo Tân thanh niên về sự kiện Cách mạng tháng Mười ở Nga, trong suốt thời gian mà Đảng Bolshevik dưới sự lãnh đạo của Vladimir Lenin lên nắm quyền. Lenin là một người ủng hộ lý thuyết chính trị - xã hội của Chủ nghĩa Marx, được phát triển đầu tiên bởi những nhà triết học người Đức Karl MarxFriedrich Engels, và những bài báo của Li làm tăng ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx tới những học thuyết trong phong trào cách mạng của người Trung Quốc. Khi trở thành một người cấp tiến, Mao ban đầu bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa vô chính phủ của Peter Kropotkin, thứ học thuyết cấp tiến nổi bật nhất thời ấy, Chủ nghĩa vô chính phủ Trung Quốc, như Cai Yuanpei, hiệu trưởng trường Đại học Bắc Kinh, kêu gọi hoàn thành cách mạng xã hội trong quan hệ xã hội, xây dựng gia đình, và bình đẳng giới, hơn là đơn giản thay đổi hình thức chính phủ. Ông tham gia Nhóm nghiên cứu của Li và phát triển nhanh chóng theo hướng chủ nghĩa Marx trong suốt mùa đông năm 1919.

Vì trả lương thấp, Mao phải sống trong một căn phòng chật chội với 7 sinh viên Hồ Nam khác, nhưng ông tin rằng cảnh đẹp Bắc Kinh sẽ đền đáp lại những vất vả trong cuộc sống của ông. Tại trường đại học, Mao bị những sinh viên khác làm nhục do ông là người nông thôn Hồ Nam, phát âm địa phuơng và địa vị thấp. Ông gia nhập khoa Triết và Báo chí Xã hội, chú tâm viết thư và thảo luận với những người như Trần Độc Tú, Hu Shih, và Qian Xuantong. Thời gian Mao ở Bắc Kinh kết thúc vào mùa xuân 1919, khi ông tới Thượng Hải với những người bạn đang chuẩn bị tới Pháp. Ông không trở lại Trường Sa, nơi mẹ ông ốm giai đoạn cuối. Bà đã chết vào tháng 10 năm 1919 và chồng bà đã chết vào tháng 1 năm 1920.

Văn hóa mới và những cuộc biểu tình chính trị: 1919-1920

Ngày 4 tháng 5 năm 1919, những sinh viên ở Bắc Kinh đã tụ tập tại cổng Thiên An Môn để biểu tình sự kháng cự yếu ớt của chính phủ Trung Quốc trước sự bành trướng của người Nhật ở Trung Quốc. Những người yêu nước phẫn uất bị tác động bởi sự nhượng bộ Nhật Bản trong 21 yêu sách mà nước này gửi cho chính phủ Trung Quốc năm 1915. Với sự thỏa hiệp của Chính phủ Bắc Dương của Đoàn Kỳ Thụy trong Hòa ước Versailles, Nhật Bản được cho phép nhận những lãnh thổ tại Sơn Đông, lãnh thổ bị Đức kiểm soát. Những cuộc biểu tình bùng phát khắp đất nước với Phong trào Ngũ Tứ (do nó bắt đầu ngày 4 tháng 5 năm 1919) và được tiếp sức với Phong trào văn hóa mới cho rằng Trung Quốc đã thua trên mặt xã hội và văn hóa chậm phát triển.

Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.

Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mao_Trạch_Đông http://vietnamese.cri.cn/761/2010/05/05/1s140155_1... http://www.amazon.com/Mao-Story-Jung-Chang/dp/0679... http://art-bin.com/art/omaotoc.html http://www.bbc.com/vietnamese/world-42609876 http://www.chinadetail.com/Who/index.php http://www.cnn.com/SPECIALS/1999/china.50/inside.c... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Mao http://blog.eteacherchinese.com/history-of-china/c... http://books.google.com/?id=HQwoTtJ43_AC&dq=mao+a+... http://books.google.com/books?vid=ISBN0300054289&i...